Bình tích áp dùng cho máy ép thủy lực (tiếp)

Ở trong bài viết trước, tôi đã giới thiệu với các bạn về hệ thống máy ép thủy lực và bình tích áp tải trọng dùng cho máy ép thủy lực(Tham khảo tại đây). Trong bài viết này tôi xin tiếp tục giới thiệu hai loại bình tích áp khác dành cho máy ép thủy lực đó là bình tích áp khí - thủy lực kiểu pittong và bình tích áp khí thủy lực kiểu không có pittong. 


2. Bình tích áp khí - thủy lực kiểu pittong 


Cấu tạo của bình tích áp khí - thủy lực kiểu pittong bao gồm 1- pittong, 2- xi lanh khí, 3 - xi lanh thủy lực, 4 bình khí và 5 - máy nén khí. 


Bình tích áp khí - Thủy lực kiểu pittong

Bình tích áp khí - Thủy lực kiểu pittong


Tỷ số giữa diện tích F và diện tích f được gọi là hệ số tăng áp K, thường được chọn từ 1 đến 100. Khi sử dụng khí nén có áp suất 0.6 - .0.7 MPa, khí nén được lấy từ hệ thống khí nén chung của nhà máy. Thể tích khí của bộ tích áp V gồm thể tích các bình khí, thể tích các đường ống dẫn khí và thể tích phần khoang nằm trên pittong khi pittong nằm ở vị trí trên cùng được tính toán khi biết Thể tích công tác của bình tích áp V(nghĩa là thể tích chất lỏng đẩy ra khỏi xi lanh thủy lực khi pittong dịch chuyển từ vị trí trên cùng tới vị trí dưới cùng). 

Thể tích Vthường được chọn xuất phát từ điều kiện sao cho hệ số chênh lệch áp suất cho phép m = ( Pmax - Pmin) / (Pmax) không vượt quá 10 : 20 % .

Khi không khí trong bình tích áp dãn nở, thể tích do khí chiếm sẽ tăng lên một lượng là :

SF = Vp x F/f = Vp x K . Trong đó K = F/f  

Các bình tích áp kiểu pittong có kết cấu tương đối phức tạp, kích thước lớn và thường được sử dụng chất lỏng là nhũ tương và dầu khoáng. 

Ưu điểm của kết cấu đó là chất lỏng công tác có khả năng tạo áp suất lớn, tời 60 : 100 MPa. 

Bình tích áp kiểu pittong không nên sử dụng khi thể tích công tác tương đối nhỏ và áp suất chất lỏng cao. 


3. Bình tích áp khí thủy lực kiểu không có pittong 


Bình tích áp gồm có bình thủy lực, trong đó không khí trực tiếp ép lên bề mặt của chất lỏng và các bình khí nén được nối với nhau.

Sơ đồ bộ điều khiển bình tích áp khí thủy lực kiểu không có pittong 

1. Bình thủy lực; 2. Bình khí; 3. Bộ phận phân phối điều khiển van mức tối thiểu;

4. Van mức tối thiêu; 5. Van giảm tải; 6. Bộ phận phối điều khiển van giảm tải;

7. Tủ thiết bị điện; 8. Bộ điều chỉnh thủy ngân.


Bên trong bộ điều khiển 8 chứa một lượng thủy ngân. Khi mức chất lỏng trong bình 1 tăng lên, thủy ngân sẽ lần lượt đóng các tiếp điểm platin ở nữa bên trái của bộ điều khiển 8. Các nam châm điện E1 và E2 dùng để đóng các tiếp điểm. Khi chất lỏng trong bình thủy lực đạt mức trên thì nam châm điện E2 đóng và bộ phân phối 6 sẽ chuyển các bơm sang làm việc ở chế độ không tải. Tương tự như vậy, khi chất lỏng đạt mức thấp thì đóng nam châm điện E1 và bộ phân phối 3 sẽ thực hiện việc đóng van mức thấp 4. 

Hoạt động của bộ điều khiển mức chất lỏng kiểu thủy ngân dựa trên cơ sở định luật bình thông nhau.  Phương trình cân bằng chất lỏng đối với cả hai khoang của bộ điều chỉnh có dạng: (H + Δhγ = 2 Δγ+ (H - Δh) YB

           

Trong đó : H - chiều cao mức chất lỏng công tác ở bình thủy lực; 

              Δh- lượng dịch chuyrn của thủy ngân trong bộ điều khiển;

                γ - trọng lượng riêng của chất lỏng công tác; 

              γp - trọng lượng riêng của thủy ngân;

               Y- trọng lượng riêng của khí quyển ở áp suất p 

Ngoài bộ điều khiển thủy ngân người ta còn sử dụng các bộ điều khiển có cảm biến kiểu cảm ứng từ kiểu điện tiếp xúc. 

Nhược điểm của bình tích áp kiểu không có pittong là nước bão hòa không khí, điều này làm ảnh hưởng đến độ bền của các van, bộ phận phân phối và các thiết bị khác. Vì vậy áp suất sử dụng ở bình tích áp kiểu này rất ít khi quá 30 MPa. 

Các ưu điểm của các bình tích áp kiểu không có pittong là thể tích công tác lớn của chất lỏng rất lớn và giữa nguy cơ xuất hiện va đập thủy lực - do không có các chi tiết trung gian giữa không khí và chất lỏng, tổn thất không khí tương đối nhỏ, có khả năng dễ dàng tăng thể tích công tác của máy. 

Các bình tích áp kiểu không có pittong được sử dụng ở các máy cần có thể tích công tác của nước lớn và áp suất < 32 MPa.

Nhược điểm : Do sử dụng dầu khoáng làm chất lỏng công tác nên dầu thường bị oxy hóa do oxy của không khí và sẽ bị mất các tính chất của dầu và có thể tạo nên các hỗn hợp. 

Người ta thường sử dụng các bình tích áp dầu - khí có các màng cao su để phân chia dầu và khí, phổ biến dùng khí nitto. 


Để đạt được hiệu quả cao trong công việc chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bình tích áp chính hãng varem do công ty cổ phần kỹ thuật và đầu tư Lạc Hồng cung cấp. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Italy có đầu đủ CO/CQ.  


Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - Lạc Hồng Group theo hotline để được tư vấn trực tiếp. 


Xin chân thành cảm ơn! 


Nguồn: tailieu.vn


Các tin cùng chủ đề
· Phụ kiện bình tích áp Varem chính hãng giá rẻ
· Tìm hiểu thành phần của hệ thống khí nén
· 4 sơ đồ hệ thống khí nén chuẩn - bạn đã biết chưa ?
· Trung tâm phân phối bình tích áp Varem chính hãng, giá rẻ
· 5 vấn đề bạn cần quan tâm khi sử dụng bình tích áp thủy lực Varem
· Tại sao nên sử dụng bình tích áp Varem ?
· Tìm hiểu về bình tích áp thủy lực
· Mua ruột bình tích áp đúng chuẩn
· Ứng dụng của bình tích áp Varem
· Chính sách Bảo hành
· Chính sách giao nhận
· Tải Catalogue chung sản phẩm
· Lưu ý khi lắp đặt bình tích áp và máy nén khí
· Cách Tính Toán Bình Tích Áp - Bình Tích Áp Varem
· Cấu tạo cơ bản của Bình Tích Áp
· Bình tích áp - Dung lượng bình tích áp
· Dùng bình tích áp để bổ sung lưu lượng cho máy bơm
· Sử dụng bình tích áp an toàn